Triệu chứng suy thận ở nam giới
Triệu chứng suy thận ở nam giới
Suy thận hiện nay đang là căn bệnh được xếp vào loại nguy hiểm, và có chiều hướng gia tăng trong vài năm trở lại đây. Đặc biệt, theo các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học cho biết nguy cơ bị suy thận ở nam giới cao hơn ở nữ giới.
1. Triệu chứng suy thận ở nam giới
Các triệu chứng suy thận giai đoạn đầu thường diễn biến âm thầm và khó phát hiện. Các dấu hiệu sau đây sẽ giúp nam giới biết được mình thận yếu:
- Rùng mình, chi lạnh: đây là cảm giác sợ lạnh và gió thổi. Tứ chi lạnh băng, lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay. Cảm giác rùng mình, tứ chi ớn lạnh, thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện thận hư như lưng, đầu gối đau nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, thở yếu, nhạt miệng...
- Quan hệ tình dục quá độ: Một trong những yếu tố khiến thận yếu đi là quan hệ tình dục quá nhiều.
Theo đông Y, thận chứa tinh, thận tinh hóa tạo ra thận âm và thận dương để giữ ấm cholục phủ ngũ tạng. Thận âm và thận dương dựa dẫm và hỗ trợ lẫn nhau để duy trì sự cân bằng sinh lý cơ thể. Nếu sự không duy trì được sự cân bằng này hoặc một bên thận âm hoặc thận dương bị suy yếu sẽ phát sinh ra bệnh tật, ở nam giới sẽ xuất hiện các triệu chứng như xuất tinh sớm, liệt dương, các bệnh về tinh dịch.
- Hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, gặp ác mộng: Thận đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể trong những cơ quan ngũ tạng. Thận bổ dưỡng và làm ấm lục phủ nội tạng khác. Khi các bộ phận khác bị bệnh lâu ngày không khỏi thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận. Các bệnh mãn tính như viêm gan, bệnh mạch vành, hen suyễn... thường đi kèm với triệu chứng thận hư.
- Hen suyễn: Nạp khí là chức năng của thận. Khi thận hư không thể nạp khí sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, thở ra nhiều, hít vào ít khiến người bệnh có cảm giác khó thở.
- Tiểu đêm thất thường: Thường thì vào ban đêm số lần đi tiểu là 2 hoặc lượng nước tiểu không quá 1⁄4 so với cả ngày. Khi lượng nước tiểu vượt quá lượng nước tiểu ban ngày hoặc đi tiểu đêm 1 lần/ tiếng thì đó là tiểu nhiều về đêm. Ban ngày đi tiểu bình thường trong khi ban đêm đi tiểu nhiều, đây là đặc điểm của chứng thận hư.
- Lưng đau: Người bị đau lưng nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người bị nặng thì xuất hiện triệu chứng bàn chân, gót chân đau nhức,...Đau lưng- vấn đề cốt yếu là ở thận, có thể chia làm 2 kiểu: một là do nội thương, hai là do lao lực mệt mỏi. Khi thận bị nội thương thì những người có thể chất yếu do bẩm sinh, cơ thể mắc bệnh lâu ngày hoặc do mệt mỏi gây ra. Lao lực sinh bệnh là do lao lực vác nặng, làm những việc nặng nhọc trong thời gian làm việc dài và cố định ở một tư thế, khi ngồi lâu sẽ làm tổn thương thận khí khiến thận tinh không đủ.
- Ù tai, chóng mặt: Những người bị hoa mắt chóng mặt sẽ thường đi kèm theo cảm giác ù tai, gây ảnh hưởng tới thính giác, nếu để lâu sẽ khiến tai bị điếc. Thận cũng là nguyên nhân gây ra chứng ù tai chóng mặt.
- Táo bón: người mắc táo bón gặp khó khăn trong việc đại tiện gây ra hệ quả như bị trĩ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Cội nguồn sâu xa gây nên chứng táo bón là do thận hư gây nên bởi vì sự truyền dẫn của đường ruột bắt buộc phải thông qua sự kích thích và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng của nó.
- Phù: Khi thận bị suy giảm chức năng loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể khiến chân, cổ tay bị phù.
2. Nguyên nhân chính gây bệnh suy thận
- Ăn nhiều thực phẩm chứa đạm: Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất đạm trong thời gian dài sẽ tăng gánh nặng cho thận, khiến thận phải hoạt động quá tải dẫn đến việc suy giảm chức năng thận.
- Thức ăn có chứa chất Purine: Trong canh hầm thịt có chứa lượng lớn Purine, điều này sẽ dẫn tới bệnh suy thận và gây nên đột quỵ.
- Nhịn tiểu, không uống đủ nước: Nhịn tiểu là nguyên nhân gây tăng áp lực bàng quang, gây ra tình trạng ngược bàng quang niệu quản dẫn đến viêm bể thận, suy thận.
- Khi uống không đủ nước, các chất cặn bã và nồng độ độc tố trong nước tiểu tăng cao, gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.
- Ăn mặn: Ăn mặc khiến nước trong cơ thể khó được bài tiết ra ngoài, tạo thêm gánh nặng cho thận, giảm chức năng dẫn đến suy thận.
- Dùng thuốc tây không hợp lý: Sử dụng thuốc quá nhiều, với lượng không hợp lý, khi qua hệ thống lọc của thận và thải ra ngoài, về lâu dài sẽ làm thận bị tổn thương, dẫn đến suy thận.
- Độ tuổi: Khi tuổi càng cao, chức năng của thận cũng bị suy giảm. Vì vậy, khi có yếu tố tác động vào sẽ dễ xảy ra bệnh suy thận.
3. Bệnh suy thận có chữa khỏi được không?
Sử dụng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học là phương pháp điều trị bệnh suy thận chủ yếu là bảo tồn và cải thiện triệu chứng bệnh. Khi bệnh đã chuyển vào giai đoạn cuối, cần sử dụng các biện pháp khác can thiệp như chạy thận nhân tạo và ghép thận để kéo dài thêm sự sống.
Khi thấy mình có các triệu chứng bệnh suy thận ở giai đoạn sớm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.